Bà
Raphel, người vợ mà Jacob yêu thương nhất, vì hiếm muộn nên đã lớn tuổi
mà không có con. Mãi sau bà mang thai và sinh hạ người con thứ 11 cho
ông Jacob, và đặt tên là Joseph.
Do tin rằng Joseph là “đứa
trẻ của phép lạ” nên ông bà đặc biệt thương yêu cậu bé. Nhưng cũng chính
vì vậy mười người anh đâm ra ganh tị.Ngày nọ khi đi chăn cừu cùng mấy
anh, cậu bị mấy anh đẩy xuống một giếng cạn và rồi bán cho đoàn con
buôn, sang Ai Cập, làm nô lệ cho quan Potiphar, tổng chỉ huy thị vệ
trong cung Pharaoh.
Nhờ sự thông minh và dáng vẻ sáng sủa, cậu
mau chóng được giao cho làm việc nhà. Vào một đêm nọ, bà vợ ông quan
động tình với cậu, nhưng cậu nhất quyết từ chối. Bà nổi giận vu oan cho
cậu khiến cậu bị giam vào trong ngục đá.
Trong ngục cậu có cơ
hội giải mộng cho hai vị quan khác trong triều. Vài năm sau vua Pharoh
nằm mộng nhưng cả nước không ai giải nổi. Lúc này viên quan được cậu
giải mộng trước kia chợt nhớ và tiến cử chàng Joseph nhập cung giải mộng
của Pharaoh.
Nhờ giải được mộng mà Pharaoh đặt tên chàng
là “Tzafenat Paneah”, có nghĩa là “Vua Giải Mộng”. Đồng thời nhà vua
giao cho chàng quyền hành như một tể tướng trong triều, đặc trách kế
hoạch dự trữ lương thực cho Ai Cập.Sau bảy năm được mùa toàn vùng bị mất
mùa. Trong số người đến nhận lúa cứu đói có mười người anh trước kia đã
bán chàng làm nô lệ. Vậy chàng sẽ đối xử với mấy người anh như thế nào?
Có
lẽ khá nhiều trong các bạn đã từng xem phim “Hoàng Tử Ai Cập”, hay sự
tích Moses, là biến cố được giới nghiên cứu ước lượng là vào khoảng trên
1500 năm trước Tây lịch. Còn theo các sử gia chuyên ngành về sử Do Thái
thì vụ Joseph xảy ra vào khoảng 300-500 năm trước thời kỳ Moses. Do vậy
biến cố Joseph được xem như lời giải thích vì nguyên do nào mà dân Do
Thái lại qua sống bên Ai Cập để rồi chịu cảnh lưu đày đến mấy trăm năm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét