Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt
nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở
Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các
triều đại phong kiến trong lịch sử.
Năm 944
Ngô Quyền mất. Anh/em vợ của Ngô Quyền là Dương Tam Kha tự lập làm vua
là Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi
lên cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Năm 950, Ngô
Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền, lật đổ Dương Tam Kha giành lại
ngôi vua. Sau đó Ngô Xương Văn đón anh trai là Ngô Xương Ngập về cùng
làm vua. Đến năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh mất.
Năm
965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục
binh bắn chết. Con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp, quá
suy yếu phải về đóng giữ đất Bình Kiều. Từ năm 966, hình thành 12 sứ
quân, sử gọi là loạn 12 sứ quân
Đinh Bộ Lĩnh
cũng tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư. Sau đó, ông cùng con trai là Đinh
Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công tức Trần
Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Đinh Bộ Lĩnh cưới Trần Nương và trở thành
con rể của Trần Minh Công. Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh
thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các
sứ quân khác. Chỉ trong vài năm, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh thắng 11 sứ
quân khác, được xưng tụng là Vạn Thắng Vương. Chiến tranh kết thúc năm
968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng
lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí
độc lập trong nhân dân.
Năm Mậu Thìn 968, Đinh
Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc
hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét